Tình hình thực tế các loại hình dịch vụ Logistics trên thế giới

Vận Tải Miền Trung
29/05/2021
Tin tức vận tải, Blog vận tải

Theo khảo sát và dự báo của Viện nghiên cứu Panteia (Hà Lan), tổng vận chuyển hàng hóa của thế giới có thể tăng 3,3% trong năm 2018, sau đó chậm lại trong năm 2019 với mức tăng 2,3%.

Dự báo tình hình các loại dịch vụ ngành Logistics dựa trên đánh giá về khả năng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, chính sách tăng thuế nhập khẩu của các nước, giá dầu và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác, bao gồm cả các vấn đề chính trị, xã hội và tự nhiên.

1. Ngành vận tải hàng hóa thế giới

Về mặt chi phí, chi phí cho vận tải chiếm khoảng 60% chi phí chung của logistics. Nhờ tính linh hoạt, tiếp cận dễ dàng, độ tin cậy và khả năng phục vụ“door-to-door” nên vận tải đường bộ chiếm 44,6% về doanh thu vận tải. Xét theo khối lượng, đường thủy chiếm tỷ trọng hàng đầu với 47,9% thị phần toàn cầu.

Theo thống kê của Diễn đàn Vận tải toàn cầu (International Transport Forum) 5 công bố vào tháng 6 năm 2018, vận tải container toàn cầu (đơn vị TEU) đã tăng trưởng 4,8% trong năm 2017, vận tải hàng không tính bằng tấn.km tăng 9%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 3,8% của năm 2016. Vận tải đường sắt cũng tăng trưởng tốt, tiêu biểu là Nga tăng 6,4%, Hoa Kỳ 5,3%, EU tăng 3,5%.

Vận tải bằng đường bộ tính bằng tấn.km tiếp tục mở rộng tại khu vực EU với mức tăng 3,5% trong khi tốc độ phục hồi trong vận tải đường bộ của Nga lại chậm lại, chỉ tăng 2,1% do EU tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận thương mại với nước này.

1.1 Vận tải đường bộ

Đường bộ vẫn dẫn đầu về tỷ trọng vận chuyển hàng hóa toàn cầu tuy nhiên năm 2018 tiếp tục có nhiều thách thức với ngành đường bộ, một phần do giá nhiên liệu và phí đường bộ tăng, mặt khác do tình trạng thiếu lái xe và giá nhân công tăng, đặc biệt tại phân khúc xe tải tại châu Âu.

vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (3,8% trong năm 2018 và 2,7% trong năm 2019). Ngành đường bộ ít bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi năng lượng hơn là đường sắt và đường thủy.

1.2 Vận tải đường sắt

Do than đá chiếm một tỷ trọng lớn trong vận chuyển hàng hóa của các ngành đường sắt và đường thủy nên khi các nước chuyển từ sử dụng than đá sang các loại năng lượng tái tạo sẽ tác động lớn đến ngành đường sắt và đường thủy hơn là đường bộ.

Vận tải hàng hóa bằng đường sắt toàn cầu dự kiến tăng 2,8% trong năm 2018, tương đương mức tăng 1,3 triệu tấn hàng hóa.

vận chuyển đường sắt

Năm 2019, khối lượng vận chuyển dự kiến tăng 2,1%. Dự báo tăng trưởng khối lượng sà lan là 0,6% vào năm 2018 và 0,3% vào năm 2019.

1.3 Vận tải hàng không

Nhu cầu thương mại điện tử đang tạo thêm áp lực lên ngành vận tải hàng không, dẫn đến việc công suất tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2018. Các chủ hàng và nhà nhập khẩu đang tìm cách giảm thiểu chi phí lưu kho dù sử dụng phương thức vận tải nào. Khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng không tăng ổn định trong năm 2018.

vận tải hàng không

Việc chủ động giữ chỗ với cả người vận chuyển và người giao nhận đang là lựa chọn phổ biến hơn cho các chủ hàng có quy mô vừa và nhỏ.

1.4 Vận tải đường biển

Theo báo cáo của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNTACD), thương mại hàng hải toàn cầu tăng trưởng 4% trong năm 2017, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, đạt 10,7 tỷ tấn hàng hóa, tăng 411 triệu tấn so với năm 2016, trong đó khoảng 50% là hàng khô.

sea freight

Khối lượng vận chuyển tăng ở hầu hết các phân khúc, tạo tiền đề cho tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018, trước khi xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn làm xáo trộn một số chuỗi cung ứng hàng hóa truyền thống. Các phân khúc vận chuyển hàng rời và container tiếp tục được cải thiện trong năm 2018.

Vận tải đường biển có sự khác biệt lớn giữa các tuyến. Tuyến xuyên Thái Bình Dương hướng Đông, dự báo hiện tại cho thấy tăng trưởng 8-9% chủ yếu do đây là tuyến hoạt động của các tàu lớn hiện đại.

1.5 Vận tải đa phương thức

Xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức, với sự kết nối của vận tải đường bộ – đường sắt – đường biển – đường hàng không trong cùng một hợp đồng vận tải đang đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trên thị trường logistics thế giới nhờ tính linh hoạt trong việc đáp ứng các đơn hàng với các quy mô khác nhau, hạn chế tác động từ các rủi ro thiên tai, đình công… trong khi cân đối chi phí ở mức chấp nhận được cho các chủ hàng.

2. Ngành dịch vụ kho bãi

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Technavio 6 và Businesswire, thị trường kho bãi toàn cầu dự kiến đạt 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2018 và sẽ tăng trưởng trung bình 6%/năm trong giai đoạn 2018-2020, đặc biệt khi hàng hóa được phân phối phổ biến hơn qua thương mại điện tử. Nhu cầu đối với thực phẩm đông lạnh và dược phẩm ngày càng tăng đang thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kho lạnh.

warehouse

Việc sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) tại kho để theo dõi hàng tồn kho là một trong những xu hướng chính trong thị trường kho bãi và lưu trữ toàn cầu.

Các khu vực, như châu Âu và Bắc Mỹ và một số khu vực của châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Australia và Singapore vẫn có ưu thế vượt trội do có vị thế cao hơn trong các chuỗi cung ứng và nền tảng công nghệ cao hơn.

Trong khi đó các thị trường có quy mô lớn về dân số như Ấn Độ và Trung Quốc dự báo sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kho bãi, với sự gia tăng của các cơ sở sản xuất, cảng biển, cảng cạn… và đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử. châu Á – Thái Bình Dương hiện đang dẫn đầu thị trường kho bãi thế giới với thị phần khoảng 39% và dự báo sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2018-2022.

3. Ngành giao nhận – chuyển phát

Năm 2018 chứng kiến những thay đổi lớn trên thị trường giao nhận toàn cầu do tác động của các công nghệ mới, đặc biệt là về tự động hóa và ứng dụng của vệ tinh nhân tạo trong hoạt động logistics.

Thị trường tự động hóa dịch vụ giao hàng dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ trên 25% trong giai đoạn dự báo (2018-2023). Sự liên thông trong chuỗi cung ứng được hỗ trợ bởi các tiến bộ trong công nghệ định vị, camera hành trình và đặc biệt là khả năng phân tích, dự báo các chặng tiếp theo của lộ trình. Khả năng hiển thị vị trí hàng hóa tiếp tục được cải thiện trong chuỗi cung ứng. Các chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ có thể theo dõi trực tuyến thông qua các ứng dụng di động tình hình hàng hóa của họ từ điểm xuất phát đến đích.

Theo khảo sát của hãng tư vấn KPMG trên 1000 chuyên gia về logistics tại 154 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy các tác động đến thị trường giao nhận toàn cầu như sau:

bảng 1

Theo Báo Cáo Logistics Việt Nam 2018

Series Tìm hiểu về Logistics