Thực trạng Logistics nội địa Việt Nam hiện nay

Vận Tải Miền Trung
18/12/2021
Blog vận tải, Tin tức vận tải

Thực trạng logistics nội địa Việt Nam hiện nay như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn mà ngành logistics đang phải đối mặt là gì?

Bắt đầu từ năm 1900, khái niệm logistics lần đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam.  Trải qua 30 năm phát triển, thực trạng logistics nội địa Việt Nam hiện nay đã có nhiều cải thiện đáng kể. Mặc dù còn nhiều tồn đọng nhưng đã dần đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội.

Số lượng doanh nghiệp tham gia dịch vụ logistics ngày càng nhiều

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có gần 1000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Đây là một con số khá ấn tượng và các doanh nghiệp mới vẫn không ngừng được thành lập.

Tuy nhiên, có một thực trạng là đa phần các công ty logistics này đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Số lượng doanh nghiệp làm đại lý cho các tập đoàn logistics từ nước ngoài là rất nhiều. Hơn nữa, với hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại ở 63 tỉnh thành, thì con số này vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Số lượng doanh nghiệp tham gia dịch vụ logistics ngày càng nhiều
Việt Nam có gần 1000 công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng Logistics

Có một thực trạng logistics nội địa Việt Nam hiện nay mà chúng ta phải công nhận. Đó là các công ty logistics quốc tế đã vào Việt Nam và giành được thị phần khá lớn. Hiện tại, APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics đều là những tập đoàn hùng mạnh với sức cạnh tranh lớn và khả năng chiếm lĩnh thị trường Logistics cao. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp logistics Việt.

Phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng

Điều đáng mừng của logistics Việt Nam chính là hiện nay phạm vi hoạt động của các công ty đã được mở rộng. Không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn đáp ứng cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Dĩ nhiên so với các tập đoàn logistics nước ngoài thì điều này vẫn chưa nói lên được điều gì, tuy nhiên nó cho thấy một tín hiệu khả thi về sự phát triển trong tương lai. Còn thực trạng hiện tại, thì quá trình kinh doanh xuyên quốc gia khá lỏng lẻo và rời rạc.

Tính cạnh tranh trong ngành logistics Việt Nam

Về vấn đề này, chúng ta sẽ xét trên hai khía cạnh: logistics phục vụ xuất khẩu và logistics phục vụ nhập khẩu.

Xét về xuất khẩu, đa phần các doanh nghiệp Việt đều xuất khẩu theo dạng FOB, FCA. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chỉ định một công ty logistics nước họ để đảm nhiệm dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt gần như không có chỗ chen chân.

Tính cạnh tranh trong ngành logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam khó cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa

Ở khâu nhập khẩu, Việt Nam là nước nhập siêu nên đây cũng là thị trường hấp dẫn cho các đơn vị dịch vụ logistics. Họ có thể tận dụng điều này để khai thác triệt để nhu cầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này vẫn bị chiếm lĩnh bởi các ông lớn và các đơn vị nhỏ lẻ vẫn chưa thực hiện được chuỗi cung ứng hoàn hảo nên tính cạnh tranh cũng không cao.

Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng là một vấn đề nan  giải của ngành logistics Việt. Đa phần cảng biển Việt Nam không được thiết kế để phục vụ bốc dỡ hàng hóa tàu biển chuyên dụng. Chỉ số ít cảng có kết nối quốc tế với các cảng biển Châu Âu hoặc Mỹ. Hệ thống sân bay cũng thiếu phương tiện bốc dỡ hàng hóa. Hệ thống kho bãi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều kho bãi còn xuống cấp trầm trọng.

Hạ tầng yếu kém dẫn đến hiệu quả logistics không cao
Hạ tầng yếu kém dẫn đến hiệu quả logistics không cao

Hạ tầng là một thách thức lớn cho ngành logistics Việt Nam. Thực trạng cho thấy chúng ta còn quá yếu kém về quản lý cơ sở hạ tầng. Kể cả tại khu vực phía Nam mà TP. Hồ Chí Minh là điển hình, thì tình hình vẫn không khả quan. Hàng hóa bị ùn ứ tại đây rất nhiều vẫn chưa có cách để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất.

Hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến hàng hóa bị tồn đọng. Thời gian thực hiện chuỗi cung ứng bị kéo dài. Điều này làm giá hàng hóa tăng cao, và làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến sức mua của người dùng.

Chi phí dịch vụ vẫn ở mức cao cần được cải thiện

Khi nhìn nhận thực trạng logistics Việt Nam hiện nay ở mảng chi phí, điều chúng ta dễ dàng nhận thấy được là mức chi phí rất cao. Chi phí cao làm giảm hiệu quả của thị trường giá rẻ, vốn là điểm mạnh của nền kinh tế Việt. Nhu cầu lớn, nhưng tổng GDP đóng góp chỉ đạt mức 4.4%.

Bên cạnh đó, các công ty logistics chỉ phục vụ được khoang 25% nhu cầu logistics trong nước. Nhu cầu tăng nhưng chi phí cao, nguyên nhân chủ yếu chính là khâu quản lý hành chính và hạ tầng quá phức tạp, kém cỏi.

>>> Tham khảo Giá cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam

Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu

Đây là điểm yếu rõ rệt nhất của ngành logistics Việt Nam. Dĩ nhiên các công ty Việt cũng đã ý thức được tầm quan trọng của CNTT với sự phát triển của ngành. Tuy nhiên mức độ áp dụng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Đơn cử như mảng website, đa phần đều là giới thiệu dịch vụ, chưa có được các tính năng theo dõi đơn hàng, lịch tàu, booking… Trong khi đây là những gì khách hàng đang cần. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, cuộc chạy đua CNTT là rất cần thiết.

Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu
Bảng đo lường hiệu quả ứng dụng CNTT trong ngành Logistics Việt Nam

Quản lý nhà nước với ngành logistics

Ngành logistics chỉ được công nhận là hành vi thương mại trong Luật thương mại 2006. Trong khi đó nó đã có mặt từ năm 1990. Sự chậm trễ trong việc ban hành các điều luật hỗ trợ phát triển làm cho toàn bộ ngành logistics Việt phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết và các Hiệp hội logistics cũng hoạt động theo hình thức mà chưa thật sự quán triệt được tính liên kết cho toàn ngành.

Kết luận

So với một số nước, thì dịch vụ logistics Việt Nam vẫn khá ổn. Tuy nhiên nếu muốn phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường thì cần phải nỗ lực rất nhiều. Thực trạng logistics nội địa Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tồn đọng và lỗ hổng. Thị trường ngành này rất tiềm năng, nếu nhà nước không có các chính sách phù hợp, thì sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác. Trong khi đó, các công ty logistics Việt chỉ mãi dậm chân tại chỗ hoặc làm việc thuê cho họ mà thôi.