Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, mở tờ khai xuất nhập khẩu

Vận Tải Miền Trung
23/01/2021
Tin tức vận tải, Blog vận tải

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, mở tờ khai xuất nhập khẩu là những kiến thức căn bản khi kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu. Nắm được quy trình này, việc xuất nhập khẩu sẽ diễn ra nhanh chóng thuận lợi. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Có nhiều hình thức xuất nhập khẩu. Ở bài viết này, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Đây là phương thức xuất nhập khẩu tối ưu chi phí nhất cho các doanh nghiệp.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Thông thường, việc xuất khẩu hàng hóa sẽ diễn ra theo quy trình đơn vị xuất khẩu tiến hành vận chuyển hàng hóa đến đơn vị nhập khẩu, tại cửa khẩu, cảng biển tại quốc gia đó. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu tại chỗ  thì việc xuất nhập khẩu sẽ diễn ra ngay tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu không cần phải xuất hàng đi quốc gia khác. Việc này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Khi các đơn vị kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng xuất khẩu. Thay vì phải chuyển hàng đến nước xuất khẩu, thì các doanh nghiệp này có thể giao hàng cho các đối tác của đơn vị xuất khẩu ngay tại Việt Nam. Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được tiến hành tại chỗ. Doanh nghiệp sẽ mở tờ khai xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ
Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Các mặt hàng được xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Các thiết bị, máy móc đi thuê, mượn.
  • Sản phẩm gia công
  • Vật tư, nguyên vật liệu dư thừa
  • Phế phẩm phế liệu
  • Các sản phẩm hàng hóa được giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán cho các công ty nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam. Được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận cho 1 công ty khác tại Việt Nam.

Các mặt hàng này được quy định rõ tại điều 86, Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Hiện nay, việc xuất nhập khẩu tại chỗ phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Nhìn chung, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại chỗ cũng không có nhiều khác biệt so với việc xuất khẩu thông thường. Quy trình và thủ tục thực hiện như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành khai báo Hải quan bằng tờ khai xuất khẩu. 
  • Bước 2: Tiến hành các thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu như thông thường.
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục xuất khẩu. Doanh nghiệp sẽ thông báo với đơn vị nhập khẩu.
  • Bước 4: Bàn giao hàng hóa cho bên nhập khẩu. Bên nhập khẩu sẽ bảo quản hàng hóa. Sau khi Hải quan quyết định thủ tục kiểm tra bắt buộc.
  • Bước 5: Doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan trong 15 ngày kể từ ngày đơn vị xuất khẩu hoàn tất thủ tục và thông quan
  • Bước 6: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành thủ tục mở tờ khai xuất nhập khẩu và các thủ tục nhập khẩu thông thường.
  • Bước 7: Báo lại cho bên xuất khẩu để hoàn tất thủ tục 2 bên. Hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và được cấp phép thông quan nhập khẩu, thì hàng hóa mới được đưa đi sản xuất hay tiêu thụ.
Thực hiện hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định Hải Quan
Thực hiện hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định Hải Quan

Hồ sơ mở  tờ khai xuất nhập khẩu và các giấy tờ cần thiết khác

Một bộ hồ sơ xuất nhập khẩu sẽ bao gồm các giấy tờ sau đối với mỗi trường hợp:

Với doanh nghiệp xuất khẩu

Để có thể xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai xuất khẩu theo mẫu 2 (có kèm phụ lục II). Tờ khai ban hành theo thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại của hàng hóa xuất khẩu
  • Giấy phép xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hàng hóa.
  • Hồ sơ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa
  • Hợp đồng ủy thác (nếu có)
  • Các giấy tờ cụ thể theo từng mặt hàng xuất khẩu
Mở tờ khai xuất khẩu hàng hóa là quy định bắt buộc
Mở tờ khai xuất khẩu hàng hóa là quy định bắt buộc

Với doanh nghiệp nhập khẩu

  • Tờ khai Hải quan nhập khẩu theo mẫu 1, phụ lục II, ban hành theo thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại của hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hàng hóa
  • Hồ sơ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu
  • Tờ khai trị giá hàng hóa
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Hợp đồng ủy thác (Nếu có)
  • Các giấy tờ cụ thể theo từng mặt hàng nhập khẩu

Lưu ý nên khai báo đúng với thực trạng hàng hóa xuất nhập khẩu. Hồ sơ xuất nhập khẩu cần đảm bảo sự ăn khớp với nhau. Đảm bảo được điều này, thì hàng hóa mới được thông quan.

Để tránh tình trạng treo tờ khai, thì doanh nghiệp nhập khẩu phải thu xếp làm thủ tục nhập khẩu trong 15 ngày sau khi đơn vị xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục. Tất nhiên bạn cũng cần tìm hiểu về các công ty Logistics uy tín trước nhé!

Kinh doanh theo hình thức xuất nhập khẩu là xu hướng nở rộ hiện nay. Không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định, phân khúc này còn đóng góp không nhỏ vào nguồn thu quốc gia và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, mở tờ khai xuất nhập khẩu. Khi đó, hàng hóa mới được xuất nhập khẩu đúng với thời gian dự định, đảm bảo việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ nhất.