Các chính sách về Logistics ban hành 2019

Vận Tải Miền Trung
09/11/2020
Blog vận tải, Tin tức vận tải

Những điểm mới trong các văn bản pháp lý, chính sách, hoạt động của Nhà nước liên quan đến logistics năm 2019.

CÁC CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ LOGISTICS BAN HÀNH 2019

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2019, Bộ Công Thương cũng như nhiều Bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, tích cực trong lĩnh vực logistics.

CÁC CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ LOGISTICS BAN HÀNH 2019

Theo đó, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

>>>Xem thêm: Tổng quan thị trường Logistics thế giới

Quyết định số 708/ QĐ-BCT Ngày 26 tháng 3 năm 2019

Ngày 26 tháng 3 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 708/ QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam, đây là một chính sách quan trọng được đề ra vào năm 2019

Bản Kế hoạch đề ra mục tiêu nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng Chỉ số Hiệu quả Logistics (gọi tắt là LPI) do Ngân hàng Thế giới công bố từ nay đến năm 2025 lên 5 – 10 bậc (năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39 trên thế giới về xếp hạng LPI), đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo,…

Quyết định số 708/ QĐ-BCT Ngày 26 tháng 3 năm 2019

Kế hoạch đề ra 49 nhiệm vụ cụ thể gắn với vai trò của các Bộ, ngành, địa phương, được chia thành các nhóm nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với 6 chỉ số thành phần trong LPI, bao gồm:

  1. Nhóm nhiệm vụ về nâng cấp hạ tầng
  2. Nhóm nhiệm vụ về cải thiện khả năng giao hàng
  3. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics
  4. Nhóm nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ, tối ưu khả năng truy xuất
  5. Nhóm nhiệm vụ về rút ngắn thời gian và giảm chi phí
  6. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao hiệu quả thông quan hàng hóa
  7. Nhóm nhiệm vụ bổ trợ.

Cục Xuất nhập khẩu là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.

>>> Xem thêm: Các công ty Logistics uy tín

Quyết định số 876/QĐ-BTC Ngày 27/5/2019

Ngày 27/5/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019-2021.

Để đạt được mục tiêu “Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới lên 10 – 15 bậc; năm 2019 từ 3-5 bậc” cần có sự tham gia tích cực, sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan liên quan, bao gồm:

  1. Bộ Tài chính (cơ quan Hải quan);
  2. Các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành;
  3. Các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
  4. Cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, doanh nghiệp vận tải logistics.

>>> Xem thêm: Xu hướng ứng dụng logistics trong thương mại

CÁC CHÍNH SÁCH VỀ LOGISTICS TRIỂN KHAI CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG 2019

Năm 2019 là năm có nhiều đột phá về chính sách phát triển logistics. Ngay từ đầu năm, Bộ Chính trị đã ban hành hai nghị quyết riêng về phát triển Hải Phòng và Đà Nẵng.

  • Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao.
  • Trong khi đó, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển Hải Phòng thành thành phố công nghiệp, tạo động lực phát triển của vùng Bắc Bộ, có kết cấu giao thông phát triển nối với khu vực, là trọng điểm dịch vụ logistics, đào tạo, nghiên cứu, kinh tế biển.
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ LOGISTICS TRIỂN KHAI CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG 2019

Bước sang năm 2019, các địa phương cũng đã ban hành và triển khai các chính sách quan trọng về phát triển logistics trên địa bàn, một số ví dụ tiêu biểu như:

  • UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 08/01/2019 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố. Trước đó, trong năm 2018, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/2/2018 phê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025”.
  • Ngày 14/3/2019, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  • Ngày 23/4/2019, Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ logistics, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Công Thương Thành phố chủ trì xây dựng Đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

>>> Xem thêm: